Viện Nghiên Cứu Phật Học

Tam tạng thánh điển PGVN 10 » Tạng Tam Tạng Thượng Toạn Bộ 10 »

PHÂN TÍCH GIỚI BỔN 
(Suttavibhaṅga)
Tỳ-Khưu INDACANDA

Mục Lục

3.3. CHUYỆN DẪN GIẢI KỆ NGÔN TÓM LƯỢC

 

Màu đỏ, bị sần sùi, bị rối, thô dày, và lông dài, được gieo giống, phải chăng đạo lộ là thông suốt, đức tin, với vật thí, về công việc.

1. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len được nhuộm mới. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này chị gái, của chị là màu đỏ.

Cô ấy đã không hiểu được.

– Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len được nhuộm mới.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội Saṅghādisesa?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (1)

2. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len sần sùi [có lông rậm và ngắn]. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này chị gái, của chị là sần sùi.

Cô ấy đã không hiểu được.

– Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len sần sùi.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (2)

3. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len vừa mới dệt. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này chị gái, của chị có lông bị rối.

Cô ấy đã không hiểu được.

– Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len vừa mới dệt.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (3)

4. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm vải len thô dày. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này chị gái, của chị có lông rậm.

Cô ấy đã không hiểu được.

– Thưa ngài, đúng vậy. Tấm vải len thô dày.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (4)

5. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ khoác tấm áo choàng dài. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này chị gái, của chị có lông dài.

Cô ấy đã không hiểu được.

– Thưa ngài, đúng vậy. Là tấm áo choàng.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (5)

6. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ, sau khi cho người gieo giống thửa ruộng, rồi đi về. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này chị gái, của chị đã được gieo giống.

Cô ấy đã không hiểu được.

– Thưa ngài, đúng vậy. Vẫn còn chưa được lấp kín.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (6)

7. Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ, sau khi nhìn thấy người nữ du sĩ ngoại đạo đi ngược chiều, bị khởi dục, rồi đã nói với người nữ du sĩ ngoại đạo ấy điều này:

– Này chị gái, phải chăng đạo lộ của chị là thông suốt?

Cô ấy đã không hiểu được.

– Này Tỳ-khưu, đúng vậy. Rồi ngươi sẽ theo vào.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Thullaccaya.[1] (7)

8. Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà nọ điều này:

– Này em gái, cô có đức tin. Tuy nhiên, cô không dâng cho chúng tôi việc cô đã dâng cho chồng.

– Thưa ngài, việc gì vậy?

– Việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, ngươi đã phạm tội Saṅghādisesa. (8)

9. Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà nọ điều này:

– Này em gái, cô có đức tin. Tuy nhiên, cô không dâng cho chúng tôi vật thí hạng nhất.

– Thưa ngài, việc gì vậy?

– Việc đôi lứa.

Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, ngươi đã phạm tội Saṅghādisesa. (9)

10. Vào lúc bấy giờ, có người đàn bà nọ đang làm công việc. Có vị Tỳ-khưu nọ bị khởi dục, rồi đã nói với người đàn bà ấy điều này:

– Này em gái, cô hãy đứng, tôi sẽ làm. ...(nt).

– Này em gái, cô hãy ngồi xuống, tôi sẽ làm. ...(nt).

Cô ấy đã không hiểu được. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(nt).

– Này Tỳ-khưu, không phạm tội Saṅghādisesa mà phạm tội Dukkaṭa. (10-11-12)

Dứt điều học về nói lời thô tục.

--oo0oo--

 

Chú thích

[1] Trường hợp này, vị Tỳ-khưu bị phạm tội Thullaccaya vì đã ám chỉ “chỗ kín” khi sử dụng từ “magga”, nhưng người nữ du sĩ hiểu theo nghĩa thông thường là “con đường.” Nếu cô ấy hiểu được ý thô tục thì vị Tỳ-khưu ấy đã phạm tội Saṅghādisesa (ND).