Tam tạng thánh điển PGVN 10 » Tạng Tam Tạng Thượng Toạn Bộ 10 »
PHÂN TÍCH GIỚI BỔN
(Suttavibhaṅga)
Tỳ-Khưu INDACANDA
1. Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, Tỳ-khưu-ni Thullanandā bị hội chúng nhắc nhở nên nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy:
– Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói các cô ấy bất cứ điều gì. Nhưng với chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: “Các Sư tỷ sống thân cận [với thế tục], có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.”
2. Các Tỳ-khưu-ni nào ít ham muốn, ...(nt)... các vị Ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: “Vì sao Ni sư Thullanandā khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy: Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, ...(nt)... Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ?”
Sau đó, các Tỳ-khưu-ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các Tỳ-khưu. Các vị Tỳ-khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
– Vì sao Tỳ-khưu-ni Thullanandā khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy: “Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, ...(nt)... Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ?”
Sau đó, các vị Tỳ-khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
3. Khi ấy, đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy đã triệu tập hội chúng Tỳ-khưu lại và đã hỏi các Tỳ-khưu rằng:
– Này các Tỳ-khưu, nghe nói Tỳ-khưu-ni Thullanandā bị hội chúng nhắc nhở nên nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy: “Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, ...(nt)... Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ”, có đúng không vậy?
– Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
– ...(nt)... Này các Tỳ-khưu, vì sao Tỳ-khưu-ni Thullanandā khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy: “Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. ...(nt)... Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ?” Này các Tỳ-khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(nt)... Và này các Tỳ-khưu, các Tỳ-khưu-ni hãy phổ biến điều học này như vầy:
“Vị Tỳ-khưu-ni nào nói như vầy: ‘Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói các cô ấy bất cứ điều gì. Nhưng với chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: ‘Các Sư tỷ sống thân cận [với thế tục], có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’’
Vị Tỳ-khưu-ni ấy nên được nói bởi các Tỳ-khưu-ni như sau: ‘Này Ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói các cô ấy bất cứ điều gì. Nhưng với chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: ‘Các Sư tỷ sống thân cận [với thế tục], có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’’’ Và khi được nói như vậy bởi các Tỳ-khưu-ni mà vị Tỳ-khưu-ni ấy vẫn chấp giữ y như thế, vị Tỳ-khưu-ni ấy nên được các Tỳ-khưu-ni nhắc nhở đến lần thứ ba để từ bỏ việc ấy. Nếu được nhắc nhở đến lần thứ ba mà dứt bỏ việc ấy, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ, vị Tỳ-khưu-ni này cũng phạm tội [khi được nhắc nhở] đến lần thứ ba, là tội Saṅghādisesa, cần được tách riêng.”
4. Vị Ni nào: Là bất cứ vị Ni nào ...(nt).
Tỳ-khưu-ni: ...(nt)... vị Ni này là “vị Tỳ-khưu-ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Nói như vầy: “Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói các cô ấy bất cứ điều gì. Nhưng với chính các cô, hội chúng với sự không tôn trọng: Với sự khinh khi. Với sự xem thường: Với sự chê bai. Không lòng nhẫn nại: Với sự nóng giận. Theo lối nói tầm phào: Việc nói tầm phào đã được thực hiện. Có tính chất yếu nhược: Có tính chất không phe nhóm. Đã nói như vầy: ‘Các Sư tỷ sống thân cận [với thế tục], có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’”
Vị Tỳ-khưu-ni ấy: Là vị Tỳ-khưu-ni nói như thế ấy.
Bởi các Tỳ-khưu-ni: Bởi các Tỳ-khưu-ni khác. Các vị Ni nào thấy, các vị Ni nào nghe, các vị Ni ấy nên nói rằng: “Này Ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác ...(nt)... Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’” Nên được nói đến lần thứ nhì. ...(nt)... Nên được nói đến lần thứ ba. ...(nt)... Nếu [vị Ni ấy] dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội Dukkaṭa. Các vị Ni sau khi nghe mà không nói thì phạm tội Dukkaṭa. Tỳ-khưu-ni ấy nên được kéo đến giữa hội chúng rồi nên được nói rằng: “Này Ni sư, chớ nói như vầy: ‘Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác, ...(nt)... Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’” Nên được nói đến lần thứ nhì. ...(nt)... Nên được nói đến lần thứ ba. ...(nt)... Nếu [vị Ni ấy] dứt bỏ, như thế việc này là tốt đẹp; nếu không dứt bỏ thì phạm tội Dukkaṭa. Tỳ-khưu-ni ấy cần được nhắc nhở. Và này các Tỳ-khưu, nên được nhắc nhở như vầy: Hội chúng cần được thông báo bởi vị Tỳ-khưu-ni có kinh nghiệm, đủ năng lực:
5. “Bạch chư Đại đức Ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ-khưu-ni này tên [như vầy] khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy: ‘Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói các cô ấy bất cứ điều gì. Nhưng với chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: ‘Các Sư tỷ sống thân cận [với thế tục], có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’’ Vị Ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Nếu là thời điểm thích hợp cho hội chúng, hội chúng nên nhắc nhở Tỳ-khưu-ni tên [như vầy] để dứt bỏ sự việc ấy. Đây là lời đề nghị.
6. Bạch chư Đại đức Ni, xin hội chúng hãy lắng nghe tôi. Tỳ-khưu-ni này tên [như vầy] khi được hội chúng nhắc nhở lại nói với các Tỳ-khưu-ni như vầy: ‘Này các Ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác. Trong hội chúng cũng có những Tỳ-khưu-ni khác có hạnh kiểm như vậy, có tiếng đồn như vậy, có sự nuôi mạng như vậy, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau; hội chúng đã không nói các cô ấy bất cứ điều gì. Nhưng với chính các cô, hội chúng đã nói với sự không tôn trọng, với sự xem thường, không lòng nhẫn nại, theo lối nói tầm phào, có tính chất yếu nhược như vầy: ‘Các Sư tỷ sống thân cận [với thế tục], có hạnh kiểm xấu xa, có tiếng đồn xấu xa, có sự nuôi mạng xấu xa, là những người gây khó khăn cho hội chúng Tỳ-khưu-ni và là những người che giấu tội lẫn nhau. Này các Ni sư, hãy tự tách rời ra. Hội chúng khen ngợi sự tách rời của các Sư tỷ.’’ Vị Ni ấy không chịu từ bỏ sự việc ấy. Hội chúng nhắc nhở Tỳ-khưu-ni tên [như vầy] để dứt bỏ sự việc ấy. Đại đức Ni nào đồng ý việc nhắc nhở Tỳ-khưu-ni tên [như vầy] để dứt bỏ sự việc ấy xin im lặng; vị Ni nào không đồng ý có thể nói lên. Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ nhì: ...(nt)... Tôi xin thông báo sự việc này lần thứ ba: ...(nt)... Tỳ-khưu-ni tên [như vầy] đã được hội chúng nhắc nhở để dứt bỏ sự việc ấy. Sự việc được hội chúng đồng ý nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.”
7. Do lời đề nghị thì phạm tội Dukkaṭa. Do hai lời thông báo của hành sự thì phạm các tội Thullaccaya. Khi chấm dứt tuyên ngôn hành sự thì phạm tội Saṅghādisesa. Đối với vị Ni vi phạm tội Saṅghādisesa, thì tội Dukkaṭa do lời đề nghị và các tội Thullaccaya do hai lời thông báo của hành sự hết hiệu lực.
8. Vị Ni này cũng: Được đề cập có liên quan đến các vị Ni trước đây.
[Khi được nhắc nhở] đến lần thứ ba: Vị Ni vi phạm tội do sự nhắc nhở đến lần thứ ba, không phải do thực hiện sự việc.
Cần được tách riêng: Bị tách riêng ra khỏi hội chúng.
Tội Saṅghādisesa: Chỉ có hội chúng, không phải một số vị, không phải một cá nhân, ban cho hành phạt Mānatta của tội ấy, cho thực hành lại từ đầu, cho giải tội; vì thế được gọi là tội Saṅghādisesa. Là việc định danh, tức là việc đặt tên cho cả nhóm tội giống như tội ấy; vì thế được gọi là “tội Saṅghādisesa.”
Hành sự đúng pháp, nhận biết là hành sự đúng pháp, vị Ni không dứt bỏ thì phạm tội Saṅghādisesa. Hành sự đúng pháp, có sự hoài nghi, vị Ni không dứt bỏ thì phạm tội Saṅghādisesa. Hành sự đúng pháp, [lầm] tưởng là hành sự sai pháp, vị Ni không dứt bỏ thì phạm tội Saṅghādisesa.
Hành sự sai pháp, [lầm] tưởng là hành sự đúng pháp thì phạm tội Dukkaṭa. Hành sự sai pháp, có sự hoài nghi thì phạm tội Dukkaṭa. Hành sự sai pháp, nhận biết là hành sự sai pháp thì phạm tội Dukkaṭa.
Vị Ni chưa được nhắc nhở, vị Ni dứt bỏ, vị Ni bị điên, ...(nt)... vị Ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Điều Saṅghādisesa thứ mười.
9. Bạch chư Đại đức Ni, mười bảy điều Saṅghādisesa[1] đã được đọc tụng xong, chín điều bị phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm, tám điều [khi được nhắc nhở] đến lần thứ ba. Vị Tỳ-khưu-ni vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này, thì vị Tỳ-khưu-ni ấy nên thực hành nửa tháng Mānatta nơi có cả hai hội chúng. Vị Tỳ-khưu-ni có hành phạt Mānatta đã được hoàn tất thì vị Tỳ-khưu-ni ấy nên được giải tội tại nơi nào có hội chúng Tỳ-khưu-ni nhóm hai mươi vị. Nếu hội chúng Tỳ-khưu-ni nhóm hai mươi vị, chỉ thiếu đi một mà giải tội cho vị Tỳ-khưu-ni ấy thì vị Tỳ-khưu-ni ấy chưa được giải tội và các Tỳ-khưu-ni ấy bị khiển trách. Đây là điều đúng đắn trong trường hợp ấy. Trong các điều ấy, tôi hỏi các Đại đức Ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Chư Đại đức Ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
--oo0oo--
TÓM LƯỢC CÁC ĐIỀU NÀY
Việc kiện tụng, nữ đạo tặc, trong làng, bị án treo và bởi việc nhai, việc gì với Ni sư, bị nổi giận, ở sự việc nào đó, [sống] thân cận và với sự khinh khi; các điều ấy là mười.
Dứt Mười bảy pháp.
--oo0oo--
[1] Ngài Buddhaghosa giải thích về 17 điều Saṅghādisesa của Tỳ-khưu-ni như sau: Phần phạm tội ngay lúc vừa mới vi phạm gồm có điều 5 (mai mối), 8 và 9 (hai điều về vu cáo) ở Giới bổn của Tỳ-khưu và 6 điều ở đây. Phần phạm tội (khi được nhắc nhở) đến lần thứ ba gồm 4 điều, từ 10-13 ở Giới bổn của Tỳ-khưu và 4 điều ở đây. Tổng cộng là 17 điều (VinA. IV. 916).